VIETCOCO MANG NHỮNG SẢN PHẨM TỪ DỪA CHẤT LƯỢNG CAO ĐẾN HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM LẦN THỨ 33 – VIETNAM EXPO 2024 TỔ CHỨC TẠI HÀ NỘI

Hơn 20 năm trong ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ dừa, Vietcoco tự hào là thương hiệu có sự đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành dừa Việt Nam và nông nghiệp nước nhà. Các sản phẩm của Vietcoco đã được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia cùng với các chứng nhận uy tín quốc tế như IFS, BRC, ISO, HACCP, HALAL, KOSHER,… Vietcoco cam kết sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên và quy trình sản xuất bền vững để đảm bảo các sản phẩm không chỉ đạt chuẩn chất lượng mà còn an toàn và thân thiện với môi trường

Xem thêm

XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC TỈNH BẾN TRE

Đó là nhận định của của đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Võ Thành Hạo làm trưởng đoàn sau khi khảo sát tình hình buôn bán dừa giữa nông dân với thương lái trên địa bàn xã này vào sáng 14-9-2016. Đây là một hoạt động nhằm tiến đến xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025.

Theo báo cáo của UBND xã An Định, toàn xã có hơn 1.300ha dừa, với hơn 3.100 hộ canh tác (chiếm hơn 98% diện tích đất nông nghiệp và dân số của xã), tổng sản lượng dừa hàng năm đạt gần 14 triệu trái. Đáng chú ý là có hơn 2.000 hộ trồng dừa đã cam kết thực hiện canh tác dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ (Organic) - một dự án chiến lược của Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới (Công ty Lương Quới) triển khai ở đây từ năm 2011 đến nay. Trên địa bàn xã, Công ty Lương Quới thành lập một xưởng sơ chế, cùng với đó có 37 hộ chuyên thu mua, trong đó có 7 hộ vừa thu mua vừa sơ chế. Hầu hết các thương lái này đều bán lại cho Công ty Lương Quới.  

Tại buổi tiếp xúc với đoàn công tác của Bí thư Tỉnh ủy, nhiều nông dân xã An Định bày tỏ mong muốn được tham gia tích cực vào các tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ. Đặc biệt, các ý kiến đều khẳng định về lâu dài chỉ có cách canh tác theo tiêu chuẩn dừa hữu cơ vì đây là tiêu chuẩn của thị trường trong tương lai. Tuy nhiên, các ý kiến vẫn mong muốn phía doanh nghiệp hỗ trợ họ nhiều hơn nữa, đặc biệt là cần đến vai trò dẫn dắt của chính quyền địa phương.  

Trước các ý kiến đó, ông Trương Duy Hải - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị lãnh đạo Mỏ Cày Nam nên tiến hành mô hình điểm về xây dựng chuỗi giá trị đối với trái dừa để các xã khác có điều kiện tham quan học hỏi và nhân rộng. 

Ông. Nguyễn Bảo Trí - Phó Giám Đốc phụ trách sản xuất công ty TNHH Chế Biến Dừa Lương Quới (thứ 2, từ phải sang) tại buổi làm việc 

Bí thư Tỉnh ủy Võ Thành Hạo thống nhất với đề xuất của ông Hải, đồng thời đánh giá cao về thiện ý và sự tiến hành bài bản, có quy mô lớn của Công ty Lương Quới. Bí thư Tỉnh ủy cũng cho rằng việc sử dụng thương lái làm đội hình thu mua là phù hợp nhất trong hoạt động của một chuỗi giá trị thành công.  

Để giải quyết những vướng mắc hiện nay, tiến tới xây dựng các tổ hợp tác và canh tác dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ, Bí thư Tỉnh ủy gợi ý, ngoài sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính quyền, các hội đoàn phải thể hiện vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, các chi bộ phải giữ vai trò quan trọng trong lãnh đạo vận hành các tổ hợp tác. Đồng thời, ông kỳ vọng với những điều đã làm được như hôm nay, đến cuối năm 2016, xã An Định sẽ đạt được những thành quả cụ thể hơn. 

(Nguồn: Báo Đồng Khởi) 

(16/09/2016)