VIETCOCO MANG NHỮNG SẢN PHẨM TỪ DỪA CHẤT LƯỢNG CAO ĐẾN HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM LẦN THỨ 33 – VIETNAM EXPO 2024 TỔ CHỨC TẠI HÀ NỘI

Hơn 20 năm trong ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ dừa, Vietcoco tự hào là thương hiệu có sự đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành dừa Việt Nam và nông nghiệp nước nhà. Các sản phẩm của Vietcoco đã được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia cùng với các chứng nhận uy tín quốc tế như IFS, BRC, ISO, HACCP, HALAL, KOSHER,… Vietcoco cam kết sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên và quy trình sản xuất bền vững để đảm bảo các sản phẩm không chỉ đạt chuẩn chất lượng mà còn an toàn và thân thiện với môi trường

Xem thêm

THÁO GỠ VƯỚNG MẮC ĐƯA HÀNG VỀ BẢO QUẢN

Thực hiện quy định tại Điều 27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính, thời gian qua nhiều doanh nghiệp (DN), hiệp hội DN và Cục Hải quan tỉnh, thành phố phản ánh vướng mắc trong việc đưa hàng về bảo quản. Ngày 07/11/2013, Bộ Tài chính đã có công văn số 15269/BTC-TCHQ tháo gỡ vấn đề này.

Cụ thể, đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu (trừ ô tô và xe gắn máy), Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục đưa hàng về bảo quản thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.

Một số nhóm hàng sau đây được đưa về địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho, bãi của DN để kiểm tra chuyên ngành và bảo quản chờ kết quả kiểm tra nếu đáp ứng điều kiện giám sát hải quan, bao gồm: Hàng phải bảo quản đặc biệt (vắc xin, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế); hàng rời, cồng kềnh (thức ăn chăn nuôi, phân bón, muối); hàng là nguyên liệu phục vụ sản xuất; máy móc, thiết bị xe chuyên dùng và nhóm hàng khác (nếu có) do Tổng cục Hải quan hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành đề nghị.

Hàng hóa được đưa về bảo quản phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Kho, bãi bảo quản hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan: Có tường rào ngăn cách, có cổng cửa để khóa hoặc có camera nối mạng với cơ quan hải quan để theo dõi. 

Cơ quan hải quan tại địa bàn kho, bãi bảo quản hàng hóa có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận địa điểm bảo quản đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan. Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện bàn giao trách nhiệm giám sát hàng hóa cho đơn vị hải quan tại địa bàn kho hàng, thủ tục bàn giao thực hiện như đối với hàng chuyển cửa khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa. 

Riêng với xe ô tô, gắn máy, Bộ Tài chính cho phép DN được mang về địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho của DN để kiểm tra và chờ kết quả kiểm tra nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành xác nhận trên giấy đăng ký kiểm tra. DN chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo quản hàng hóa đến khi được cơ quan hải quan xác nhận thông quan. 

Để quản lý chặt chẽ hàng hóa đưa về bảo quản, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện độc lập hoặc phối hợp với cơ quan kiểm tra chuyên ngành tiến hành việc kiểm tra đột xuất để đánh giá mức độ chấp hành của DN trong việc bảo quản hàng hóa chờ thông quan. Trường hợp phát hiện DN vi phạm thì xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật, đồng thời không tiếp tục cho DN mang hàng về bảo quản theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC. 

(26-11-2013) 

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan