Nên hay không sử dụng dầu dừa khi bị mụn trứng cá? Lắng nghe tư vấn từ chuyên gia!

Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và trong nhiều độ tuổi khác nhau. Nhiều người cho rằng, khi bị mụn trứng cá, không nên sử dụng dầu dừa. Thực hư của vấn đề này thế nào? Lắng nghe tư vấn của chuyên gia ngay trong bài viết dưới đây!

Dầu dừa có giúp trị mụn trứng cá?

Đa phần mọi người nghĩ rằng, đang bị mụn trứng cá mà sử dụng dầu dừa sẽ khiến tình trạng da của bạn nặng hơn. Nhưng thực tế, trong thành phần của dầu dừa có chứa nhiều acid béo trung tính giúp tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giúp chữa lành vết thương trên da hiệu quả.

Khả năng kháng khuẩn

Thoa dầu dừa trực tiếp lên da có thể giúp da chống lại sự xâm nhập của nhiều loại vi khuẩn gây mụn trứng cá. Thành phần acid béo lớn nhất của dầu dừa, acid lauric (chiếm gần 50% tổng lượng acid béo) được chứng minh có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Đặc biệt, trong một nghiên cứu khác, acid lauric cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn P.acnes - vi khuẩn chính gây ra mụn trứng cá.

Ngoài acid lauric, chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng không kém quan trọng là acid capric. Các nghiên cứu cho thấy, acid capric cũng tiêu diệt hiệu quả các chủng vi khuẩn cũng như ức chế sự phát triển của một số loại nấm.

Dầu dừa có giúp trị mụn trứng cá không? (Ảnh minh họa)

Khả năng chống viêm 

 Dầu dừa được chứng minh có khả năng làm dịu tình trạng viêm đặc biệt ở những người bị viêm da mạn tính như: vẩy nến, viêm da tiếp xúc, chàm,...

Hiệu quả này được cho là xuất phát từ các chất chống oxy hóa có trong dầu dừa. Theo đó, những chất này giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, vô hiệu hóa một số thành phần tham gia vào phản ứng viêm.

Chữa lành vết thương

Người ta phát hiện ra rằng, khi điều trị vết thương bằng dầu dừa tinh khiết giúp tăng tốc độ chữa lành, cải thiện khả năng chống oxy hóa và thúc đẩy sản sinh collagen - protein giúp gắn kết mô, tế bào giúp vết thương mau lành.

Thực tế, vết thương nhanh lành hơn bởi dầu dừa cũng được coi là một kháng sinh thực vật, giúp ngăn chặn sự xâm nhập thêm của vi khuẩn vào da.

Ngoài ra, dầu dừa còn giúp dưỡng ẩm, làm mềm da ở những người da khô nhẹ đến trung bình. Nhờ đó, giúp làn da của bạn luôn trong trạng thái ngậm nước, duy trì chức năng như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, thúc đẩy quá trình lành sẹo và giữ cho da luôn toàn vẹn.

PGS.TS.BS Huỳnh Văn Bá - Phó Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Da liễu, Đại học Y dược Cần Thơ cho biết: “Thành phần ưu việt của dầu dừa chính là các acid béo. Trong đó, các axit béo chuỗi ngắn và trung bình (MCFAs) chiếm ưu thế và có đặc tính kháng khuẩn, có thể tiêu diệt một số vi khuẩn và nấm. Đặc biệt, axit lauric (chiếm tới 50-52%) trong dầu dừa đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, trong đó có vi khuẩn sinh mụn. Do vậy, thành phần này thường được sử dụng trong những liệu trình điều trị mụn trứng cá. Ngoài ra, dầu dừa còn chứa nhiều acid béo có lợi khác giúp dưỡng ẩm, tân tạo collagen và giúp các tổn thương trên da mau lành.”

Trường hợp nào không nên sử dụng dầu dừa?

Mặc dù về cơ bản dầu dừa đem lại nhiều hiệu quả tốt và lành tính nhưng lại là một thành phần dễ gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến mụn.

Với những người sở hữu làn da dầu, có thể sử dụng dầu dừa cho vùng da quanh mắt hoặc sử dụng như dầu tẩy trang, làm sạch lớp trang điểm và bụi bẩn. Sau đó dùng một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ với độ pH trung tính để rửa trôi hết dầu đi. 

Dầu dừa được chứng minh có khả năng làm dịu tình trạng viêm đặc biệt ở những người bị viêm da mạn tính như: vẩy nến, viêm da tiếp xúc, chàm,...
Hiệu quả này được cho là xuất phát từ các chất chống oxy hóa có trong dầu dừa. Theo đó, những chất này giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, vô hiệu hóa một số thành phần tham gia vào phản ứng viêm.

Chữa lành vết thương

Người ta phát hiện ra rằng, khi điều trị vết thương bằng dầu dừa tinh khiết giúp tăng tốc độ chữa lành, cải thiện khả năng chống oxy hóa và thúc đẩy sản sinh collagen - protein giúp gắn kết mô, tế bào giúp vết thương mau lành.

Thực tế, vết thương nhanh lành hơn bởi dầu dừa cũng được coi là một kháng sinh thực vật, giúp ngăn chặn sự xâm nhập thêm của vi khuẩn vào da.

Ngoài ra, dầu dừa còn giúp dưỡng ẩm, làm mềm da ở những người da khô nhẹ đến trung bình. Nhờ đó, giúp làn da của bạn luôn trong trạng thái ngậm nước, duy trì chức năng như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, thúc đẩy quá trình lành sẹo và giữ cho da luôn toàn vẹn.

PGS.TS.BS Huỳnh Văn Bá - Phó Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Da liễu, Đại học Y dược Cần Thơ cho biết: “Thành phần ưu việt của dầu dừa chính là các acid béo. Trong đó, các axit béo chuỗi ngắn và trung bình (MCFAs) chiếm ưu thế và có đặc tính kháng khuẩn, có thể tiêu diệt một số vi khuẩn và nấm. Đặc biệt, axit lauric (chiếm tới 50-52%) trong dầu dừa đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, trong đó có vi khuẩn sinh mụn. Do vậy, thành phần này thường được sử dụng trong những liệu trình điều trị mụn trứng cá. Ngoài ra, dầu dừa còn chứa nhiều acid béo có lợi khác giúp dưỡng ẩm, tân tạo collagen và giúp các tổn thương trên da mau lành.”

Trường hợp nào không nên sử dụng dầu dừa?

Mặc dù về cơ bản dầu dừa đem lại nhiều hiệu quả tốt và lành tính nhưng lại là một thành phần dễ gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến mụn.

Với những người sở hữu làn da dầu, có thể sử dụng dầu dừa cho vùng da quanh mắt hoặc sử dụng như dầu tẩy trang, làm sạch lớp trang điểm và bụi bẩn. Sau đó dùng một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ với độ pH trung tính để rửa trôi hết dầu đi. 

Sử dụng dầu dừa phù hợp từng loại da để tránh tình trạng viêm mụn (Ảnh minh họa)

Nên chọn lựa sử dụng loại dầu dừa nào?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dầu dừa thuộc các thương hiệu khác nhau, mẫu mã đa dạng. Vậy để chăm sóc da, bạn nên lựa chọn loại dầu dừa nào?
Với các sản phẩm dầu dừa được bày bán ngoài thị trường được chia thành 3 nhóm chính:

Dầu dừa tinh luyện: đây là dầu thực phẩm đã trải qua quá trình khử màu, khử mùi.

Dầu dừa nguyên chất ép lạnh: dầu dừa trải qua quá trình ép lọc với nhiệt độ thấp dùng cho thực phẩm và mỹ phẩm như chăm sóc da, tóc.

Dầu dừa tinh khiết ly tâm: đây là dạng dầu dừa cao cấp với công nghệ sản xuất tiên tiến nhất hiện nay, sản phẩm này được dùng rất phổ biến ở nước ngoài như 1 loại dầu thực phẩm và sản phẩm chăm sóc bên ngoài.

 

Nên chọn lựa sử dụng loại dầu dừa nào? (Ảnh minh họa)

Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại dầu dừa phù hợp. Trao đổi về vấn đề này, BSCK2 Phạm Thúy Ngà, Giảng viên Bộ môn Da liễu, Đại học Y dược Cần Thơ cho biết:

“Nhiều người thường quen dùng những sản phẩm dầu dừa truyền thống được làm bằng cách đun nước cốt dừa trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc đun nấu quá lâu làm sản phẩm này cũng có thể gây biến chất hoặc mất đi các thành phần dinh dưỡng tốt.

Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, bạn đọc nên chọn mua những sản phẩm dầu dừa nguyên chất, tinh khiết, hạn chế chất bảo quản và an toàn với làn da. Đặc biệt, cần tìm hiểu và chọn lựa những sản phẩm thuộc thương hiệu uy tín, chế biến trên dây chuyền công nghệ hiện đại, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng”. 

Sử dụng dầu dừa để làm đẹp là xu hướng hiện nay của các chị em bởi tính tự nhiên, lành mạnh và kinh tế. Chọn lựa một sản phẩm dầu dừa phù hợp và uy tín chất lượng sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng mụn trứng cá mà bản thân đang gặp phải. Các bạn có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích về công dụng của dầu dừa tại chuyên mục Sống xanh Sống khỏe tại Tại Đây

Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, người tiêu dùng chỉ nên mua những sản phẩm dầu dừa tinh khiết từ các thương hiệu uy tín có đầy đủ chứng nhận chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm và mỹ phẩm.

Tham khảo mục địa chỉ xanh Dầu dừa tinh khiết hữu cơ Vietcoco chính hãng, uy tín giá tốt được nhiều chị em phụ nữ tin chọn tại các chợ và hệ thống siêu thị Co.op Mart, Lotte Mart, Go trên toàn quốc hoặc liên hệ website: www.vietcoco.vn. Thương hiệu Dừa Vietcoco đã xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và tự hào là thương hiệu dừa đầu tiên tự hào Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Sản phẩm được chiết xuất trên dây chuyền công nghệ ép lạnh và ly tâm hiện đại chuẩn Hoa Kỳ và Châu Âu.

Nguồn: alobacsi.com