VIETCOCO HÂN HẠNH TÀI TRỢ CHƯƠNG TRÌNH VINFAST IRONMAN  70.3 TẠI ĐÀ NẴNG.
Nước dừa chanh muối Vietcoco 330ml không chỉ giúp bù nước mà còn cung cấp các khoáng chất trong khi Sữa dừa Vietcoco 180ml giúp nạp năng lượng và bổ sung canxi, giúp các vận động viên duy trì tinh thần và sức khỏe tốt nhất trong suốt cuộc đua
Xem thêm

CUNG DỪA SẮP "RƠI" MẠNH

(Chinhphu.vn) - Nhiều chuyên gia cảnh báo nguồn cung dừa đối diện nguy cơ giảm mạnh, có thể gây ra đột biến về giá của mặt hàng này. 

Thời gian qua, thu hoạch dừa quả trên thế giới tăng 2% nhưng nhu cầu về mặt hàng này trong cùng thời kỳ lại tăng gấp 5 lần. Tại một số vùng chuyên canh cây dừa đã già cỗi và không cho năng suất như kỳ vọng. Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Tổ chức Nông-Lương Liên Hợp Quốc (FAO), chính phủ và một số nhà sản xuất lớn tại các nước đang triển khai các biện pháp nhằm giảm sự thiếu hụt này. 

Dầu dừa là nguyên liệu dùng cho sản xuất thực phẩm, xà phòng và mỹ phẩm. Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực chủ yếu cung cấp dừa quả cho thị trường thế giới, chiếm 85% sản lượng chung. Mỗi năm toàn thế giới thu hoạch được khoảng 64 tỷ quả dừa, trong đó riêng Ấn Độ là 17 tỷ quả, khoảng 15 tỷ quả thuộc về Indonesia và Philippines. Ba quý đầu năm nay, sản xuất dừa quả ở Philippines tăng khoảng 10% so với cùng kỳ này năm ngoái và đạt doanh thu khoảng 1 tỷ USD. Sản xuất dừa quả và các sản phẩm từ dừa là một trong những ngành xuất khẩu chính của Philippines, chiểm 5% tổng thu nhập chung của nền kinh tế. Cứ 5 người dân Philippines thì có 1 người sống phụ thuộc vào hiệu quả của thu hoạch dừa. 

Theo số liệu của FAO, cây dừa có thể cho ra trái trong vòng đời từ 50-100 năm. Năng suất cao nhất của dừa đạt được trong vòng 30 năm đầu tiên. Tuy nhiên phần lớn diện tích canh tác dừa trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã có tuổi đời từ 50-60 năm. Một cây dừa tại khu vực này mỗi năm cung cấp được khoảng 40 trái, trong khi đó năng suất lý tưởng và hiệu quả phải là 75-100 trái/cây/năm. Tại Indonesia, một trong những nước sản xuất dừa quả lớn nhất thế giới, phần lớn diện tích canh tác đều đã trên nửa thế kỷ. Việc trồng mới không được quan tâm vì thiếu những chính sách dài hơi từ chính phủ. 

Ở Philippines, những khu vực trồng mới cũng phải sau vài năm nữa mới có thể thu hoạch được. Sự thiếu hụt về nguồn cung trong thời gian tới có thể gây nên những đột biến về giá đối với mặt hàng này. 

Phạm Hoàng 

(11-11-2013)